Ánh sáng xanh làm bạn mất ngủ? Có lẽ không phải vậy

Khi bạn kéo rèm ra để tận hưởng tia nắng sớm mai của buổi bình minh, một chuỗi phản ứng hóa học đã đảm bảo rằng đồng hồ sinh học của bạn điều chỉnh chính xác theo những vòng lặp không ngừng của ngày và đêm. Cụ thể, một dải bước sóng chính xác trong ánh sáng ban ngày như màu xanh lam đã kích thích một loại tế bào giác quan nằm ở phía sau mắt của bạn, thông báo cho não rằng buổi sáng đã đến và đến lúc đặt lại đồng hồ sinh học của cơ thể bạn.

Lý do ánh sáng xanh làm bạn mất ngủ trước đây

Những tế bào quang học nhạy sáng đó được gọi là tế bào hạch võng mạc cảm quang nội tại hay tế bào hạch võng mạc (Intrinsically Photosensitive Retinal Ganglion Cells – ipRGCs). Chúng không đóng góp vào việc chúng ta thực sự nhận thức màu sắc. Đó là công việc của những tế bào nón ở bên cạnh chúng.

Ánh sáng xanh làm bạn mất ngủ 2

“Tuy nhiên, các tế bào hạch cảm quang cũng nhận thông tin từ các tế bào nón,” theo Christine Blume, nhà sinh học chu kỳ học của Đại học Basel nói.

“Điều này đặt ra câu hỏi liệu các tế bào nón, và do đó màu sắc ánh sáng, có ảnh hưởng đến đồng hồ sinh học của cơ thể hay không?”

>>>> Xem Thêm: nhìn chó biết mặt chủ. Vì sao chủ và chó thường giống nhau?

Blume dẫn đầu một nhóm nghiên cứu từ Đại học Basel ở Thụy Sĩ và Viện Max Planck về Sinh học điều khiển (Biological Cybernetics) ở Đức trong một nghiên cứu về tác động màu sắc nhận thức được có thể gây ra đối với nhịp sinh học hàng ngày của chúng ta. Cụ thể là trả lời cho câu hỏi liệu ánh sáng xanh làm bạn mất ngủ có đúng hay không?

Những gì nhóm khám phá có thể đưa đến một số kết quả thú vị đối với cách chúng ta chiếu sáng thế giới của mình, và có thể thách thức những nhận thức hiện tại về việc sử dụng công nghệ số vào ban đêm của chúng ta.

Các nhà khoa học hiện đại khuyến cáo chúng ta tránh các thiết bị phát ra lượng lớn tia sáng màu xanh, như điện thoại thông minh, màn hình máy tính và máy tính bảng trong khi chúng ta ở trong bóng tối và lúc nghỉ ngơi. Lý do cho điều này là các tế bào ipRGCs trong mắt chúng ta phản ứng với bước sóng ngắn của bức xạ điện từ, trong khoảng 490 nm.

Nếu đây là bước sóng duy nhất có sẵn, các tế bào nón nhạy cảm với bước sóng ngắn của chúng ta sẽ được kích hoạt (trong khi các tế bào nhạy cảm với bước sóng trung và dài sẽ tương đối bị bất hoạt), đây chính là tín hiệu báo cho não biết mọi thứ chỉ như là trong thế giới đầy màu xanh lam của làng ‘xì-trum’ – nếu bạn còn nhớ đến bộ phim hoạt hình đó.

Với ánh sáng màu xanh phủ đầy bầu trời vào ban ngày, và có lẽ đây là lý do khiến mắt của chúng ta sử dụng bước sóng này như một dấu hiệu để đánh dấu sự bắt đầu và kết thúc thời gian ngủ.

Khi được tràn ngập trong ánh sáng chủ yếu màu xanh của bóng đèn huỳnh quang, LED, các tế bào ipRGCs của chúng ta sẽ đưa ra tín hiệu đến “đồng hồ sinh học” rằng đã đến giờ chơi; một sự đánh lừa mà một số nghiên cứu gợi ý có thể gây rối loạn giấc ngủ và ảnh hưởng đến sức khỏe.

Giả thiết ánh sáng xanh làm bạn mất ngủ liệu có đúng?

Tuy nhiên, Blume nghi ngờ việc ánh sáng xanh làm bạn mất ngủ và có lẽ đây không phải là cơ chế chính ảnh hưởng đến giấc ngủ của chúng ta.

Ánh sáng xanh làm bạn mất ngủ 1

“Một nghiên cứu trên chuột vào năm 2019 đã gợi ý rằng ánh sáng màu vàng có ảnh hưởng đến đồng hồ sinh học mạnh mẽ hơn so với ánh sáng màu xanh,” Blume nói.

Để đưa ra câu trả lời cho cách tế bào nón nhìn thấy một loạt các bước sóng có ý nghĩa gì trong cách ipRGCs được kích hoạt, Blume và đội ngũ của bà đã tuyển chọn tám nam và tám phụ nữ trưởng thành khỏe mạnh trong một thử nghiệm kéo dài 23 ngày.

Sau khi thích nghi với một giờ đi ngủ cụ thể trong một tuần, các tình nguyện viên đã tham gia ba buổi thăm phòng thí nghiệm nơi họ tiếp xúc với một trong ba loại ánh sáng được kiểm soát liên tục trong vòng một giờ trước khi đi ngủ, ba loại này bao gồm:

  • ‘trắng’
  • vàng
  • xanh lam

Những người thử nghiệm đã tham gia một loạt các kiểm tra, bao gồm theo dõi sóng não, nhịp tim và mức độ hormone trong nước bọt.

>>>> Xem thêm: công dụng của vaseline trong làm đẹp

Kết quả nghiên cứu đầy bất ngờ của Blume và cộng sự

Không có kết quả nào cho thấy có bất kỳ dấu hiệu nào của màu sắc ánh sáng có ảnh hưởng đến thời gian hoặc chất lượng giấc ngủ của các tình nguyện viên. Thay vào đó, tất cả ba điều kiện ánh sáng đã gây ra sự trì hoãn giấc ngủ, ngụ ý rằng ánh sáng nói chung có ảnh hưởng phức tạp hơn so với những điều trước đây đã nghĩ và có lẽ việc ánh sáng xanh làm bạn mất ngủ là một kết luận chưa chính xác.

Ánh sáng xanh làm bạn mất ngủ 3

Điều này không có nghĩa là ipRGCs không bị ảnh hưởng bởi bước sóng ánh sáng xanh. Ngược lại, ánh sáng trắng chứa nhiều sóng xanh nhưng kích thích tế bào nón để nhìn thấy màu vàng, đỏ hoặc tím vẫn có thể ảnh hưởng đến chu kỳ giấc ngủ.

Tương tự, ánh sáng xanh không đủ mạnh để kích thích ipRGCs hoạt động và có thể không ảnh hưởng nhiều đến nhịp sinh học hàng ngày của cơ thể.

Trong tương lai, điện thoại có thể cho phép chúng ta chuyển sang chế độ ban đêm mà không cần phải có các tấm phủ màu ấm (vàng hoặc đỏ). “Về mặt công nghệ, có thể làm giảm tỉ lệ bước sóng ngắn mà không cần điều chỉnh màu sắc của màn hình, tuy nhiên điều này chưa được thực hiện trên các màn hình điện thoại di động thương mại,” Blume cho biết.

Nghiên cứu được đăng trên trang Nature Human Behaviour.

Chuyện bên lề

Một vài nhận xét mang tính chủ quan về bài viết này:

  • Chúng ta có thể thấy khoa học chỉ mang tính chất tương đối. Một kết luận được cho là đúng trong hiện tại có thể không còn chính xác trong tương lại. Như ở đây là việc ánh sáng xanh làm bạn mất ngủ, ai cũng nghĩ thế, nhưng thự tế lại phức tạp hơn nhiều.
  • Nếu các bạn có theo dõi series thống kê của ra là thế thì các bạn có để ý đến cỡ mẫu mà Blume đã sử dụng không? tám nam và tám nữ. Cỡ mẫu này liệu có đúng cho cả quần thể gần tám tỷ người trên hành tinh? Nếu các bạn là người lấy mẫu, thì các bạn sẽ lấy mẫu như thế nào?

Đây là một nghiên cứu thú vị về sức khỏe, bạn có thấy vậy không? nếu có ý kiến khác, hãy cho mình biết nhé! Cảm ơn các bạn đã theo dõi!

>>>> Xem thêm: Thống kê cơ bản cho khoa học dữ liệu | bài 1

Related posts

Từ hư không | Sự sống nhân tạo nay đã không còn là viễn tưởng

Thống kê cho khoa học dữ liệu | Bài 11: cơ bản về kiểm định

Liên kết đơn electron đầu tiên được tìm thấy